Trong lúc ngủ say, người mẹ đè bẹp lên cánh tay đứa con 4 tháng tuổi dẫn đến ngạt thở, tím tái. Mãi 40 phút sau mới phát hiện, hậu quả đã không thể cứu vãn.
Mới đây, câu chuyện thương tâm của một bé trai 4 tháng bị chết não đang xôn xao cộng động mạng, nhận được rất nhiều sự chia sẻ, động viên. Tuy nhiên, có lẽ kỳ tích đã không xảy đến. Ngày 19/11, sau một tháng trời chữa trị, em đã được gia đình đưa về quê an táng.
Trong sự việc này, đáng thương tâm nhất là người mẹ, vừa mất con lại bị nhiều người chỉ trích không biết chăm con. Nhưng cũng có nhiều người đồng cảm với cô.
Tài khoản T.L viết: Ai có con rồi mới biết chăm con cực khổ thế nào, chuyện đáng tiếc xảy ra k ai muốn, cả mẹ và con đều đáng thương, đừng đổ hết mọi tội lỗi lên đầu ng mẹ, mong con siêu thoát.
Tài khoản Noodle Lee nhắn: Những đứa nào trách mẹ bất cẩn rồi này kia. Cứ thử sau chín tháng mang thai mệt mỏi, rồi sinh con ra ngày cũng như đêm trong tình trạng ngủ ngồi cứ 25-30′ con lại ăn rồi ị rồi khóc… Trong thời gian dài mà ko được gia đình giúp đỡ thì sẽ hiểu, chuyện như vậy chẳng ai muốn cả, tội cho ca 2 mẹ con.
Theo báo Oxii đưa tin, bé này chỉ mới 4 tháng tuổi (Hà Nội), trong lúc ngủ say, người mẹ đã đè lên cánh tay của con khiến con bị tắt thở trong 40 phút. Khi người mẹ phát hiện thì đã đứa bé trong tình trạng ngạt thở, toàn thân tím tái.
Bé nằm viện điều trị tại bệnh viện đa khoa Xanh Pôn từ ngày 18/10 đến ngày 13/11. Gần 1 tháng điều trị, tim phổi đã ổn định tuy nhiên con bị chết não, sống thực vật suốt 1 tháng qua.
Trước đó, người nhà chuyển bé đến bệnh viện Việt Nam Cuba thực hiện cấp cứu ngừng tim trong 40 phút, có tim lại. Sau đó, bé được chuyển đến bệnh viện Xanh Pôn trong tình trạng hôn mê, giật tay hai bên, tim đều 160l/p, mạch quay rõ, phổi thông khí đều, trán lạnh, hạ nhiệt độ.
Tại đây con được thở máy và hồi sức tích cực. Sau 25 ngày điều trị, bé cai được máy thở, thở oxy qua ống NKQ, phổi khí đều, không rale. Nhịp tim 140l/p, mạch quay rõ, có nhiều cơn tăng HA, cao nhất 180/87/105 mmHg. Không sốt, không hạ nhiệt độ.
Sạu đó, bé được chuyển đến bệnh viện Nhi Trung ương, tất cả đều phải dùng máy để duy trì sự sống.
Sau đó, bé tiếp tục được chuyển đến bệnh viện Đa khoa Đức Giang để chữa tri. Sau gần cả tháng chữa trị, chuyển bệnh viện liên tục, mọi nỗ lực cứu chữa đều vô vọng, kỳ tích đã không xảy đến với bé. Mới đây, trên trang cá nhân của bố bé đã xác nhận thông tin không thể cứu chữa và phía bệnh viện cũng trả về nhà.
Vẫn hy vọng kỳ tích sẽ đến với bé, “còn nước còn tát” tuy nhiên bố bé cũng khẳng định dù thời gian thế nào thì vẫn vậy.
Giờ bệnh
Sau đó, bé được chuyển về ở cùng gia đình trong tình trạng chết não, phải duy trì sự sống bằng bình thở.
Tuy nhiên, theo tình hình mới cập nhật cách đây ít phút từ trang facebook của bố bé thì bé đã bị bệnh viện cũng đã trả về. Bản thân anh và gia đình cũng đã chuẩn bị sẵn sàng cho điều xấu nhất có thể xảy đến. Đến tầm hơn 9h tối ngày 19/11, bé đã từ biệt bố mẹ đi mãi mãi.
Câu chuyện thương tâm trên đây một lần nữa là lời cảnh tỉnh sâu sắc đối với các bậc cha mẹ vì thói quen cho con ngủ chung giường. Đành rằng cho con ngủ chung sẽ tiện bề chăm con, cho con bú thế nhưng đằng sau đó lại ẩn nhiều mối hại khôn lường.
Thực tế, không ít các trường hợp con bị ngạt chết trong lúc ngủ cùng bố mẹ. Đã từng có trường hợp bé 1 tháng tuổi nhập viện bệnh viện Nhi Đồng 2 trong tình trạng ngạt, chết não do người bố ngủ say, gác tay lên mặt con mình. Khi phát hiện, bé đã bị bất động do ngạt thở rất lâu khiến não bị thiếu oxy.
Thêm một trường hợp vào năm 2014, nạn nhân là cậu bé 8 tháng tuổi khi ngủ bị mắc kẹt ở khe giường, tư thế mặt úp vào tường dấn đến thiếu oxy. Điều đáng nói, người mẹ đã ngủ cùng con nhưng chẳng hay chuyện gì đã xảy ra, đến khi phát hiện thì đã quá muộn, bé bị ngạt thở, toàn thân tím tái.
Để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho con, chuyên gia cảnh báo những trường hợp cha mẹ không nên ngủ cùng giường với con.
– Bố hoặc mẹ có hút thuốc lá.
– Bố mẹ có dùng rượu, chất kích thích hoặc đang sử dụng thuốc điều trị.
– Trẻ sinh non hoặc trẻ nhẹ cân.
– Bố hoặc mẹ quá mệt mỏi, mơ sâu, có chứng rối loạn giấc ngủ.
Thay vào đó, bố mẹ nên cho con ngủ riêng trong cũi hoặc nôi, tuy nhiên phải được đặt cạnh giường bố mẹ để tiện theo dõi. Thêm nữa, nôi hoặc giường ngủ hay cũi của con phải được bổ trí thoáng khí, không gian thoải mái không có nhiều vật như gấu nhồi bông, gối, mền xung quanh để hạn chế bé bị chúng làm ngạt. Cha mẹ phải chú ý thường xuyên kiểm tra giấc ngủ của bé.
Hoàng Kỳ (t/h)