Như chưa hề có cuộc chia ly: ‘Mẹ ơi, con đã tìm được các em rồi, mẹ yên lòng nhé!’ (P1)

 Lúc lấy chồng, ở đây không ai biết trước kia chị đi ăn xin, nhưng nếu không kể ra thì muôn đời các em không biết chị là ai…”

hư chưa hề có cuộc chia ly số 179 là một câu chuyện thật đặc biệt. Mỗi một cuộc đoàn tụ đều đẹp, đơn giản là vì nếu không có nhiều người tốt, người thiện xung quanh ta như thế, làm sao những người bị thất lạc có thể trở về gặp lại người thân và gia đình sau 30-40 năm xa cách.

Có một thời ta xem những gánh xiếc gia đình, nghe hát xẩm, hát rong trên các chuyến tàu Nam Bắc. Có cả chuyện bắt cóc hay bán trẻ em, chuyện làm người mà không có một giấy tờ tùy thân nào cả, chuyện chị em ruột chưa từng biết đến nhau, chuyện một người chị từ tấm bé đã vươn tay giữ rồi tuột...Chị đã nỗ lực rất nhiều để cùng Như chưa hề có cuộc chia ly làm nên cuộc trùng phùng này.

“Tâm nguyện của chị là chỉ cần biết em còn sống tốt, sống khỏe không…”

Chị Lê Thị Mỹ Lệ, sinh năm 1977, viết thư đến Như chưa hề có cuộc chia ly nhờ tìm các em mình là Phạm Thị Xuân Lộc (sinh năm 1985), Phạm Văn Đèo (1986). Lộc và Đèo là hai em cùng mẹ khác cha với chị.

Chị Lệ là con riêng của bà Trần Thị Tâm, người Thừa Thiên Huế. Từ năm 8 tuổi chị đã cùng cha dượng, ông Phạm Văn Sơn, người Thái Bình, đi hát rong trên tàu.

Chị Lê Thị Mỹ Lệ, sinh năm 1977. Ảnh: Chụp màn hình

Chị Lê Thị Mỹ Lệ, sinh năm 1977. Ảnh: Chụp màn hình

Ông Sơn kém bà Tâm 9 tuổi. Khi gặp nhau trên nẻo đường hát rong, ông đã có 2 con ở quê Thái Bình, còn bà Tâm cũng đã đứt gánh với hai con riêng là Lệ và Phong. Ba người con chung giữa hai ông bà thì thất lạc mất hai, đứa con gái tên Lộc thì được ông Sơn gửi về quê nội cho chị gái nuôi, sau này mất tích. Người con trai tên Đèo thì bị bắt cóc từ lúc 5 tuổi từ khu nhà trọ ở Ga Huế.

Tới năm 1991, ông Sơn mất khi mới 30 tuổi. Chị đi theo những người tàn tật, dẫn theo mẹ và các em đi khắp các tỉnh từ Quảng Ngãi ra Bắc để kiếm sống.

Cây gia phả của gia đình chị Lệ. Ảnh: Chụp màn hình

Cây gia phả của gia đình chị Lệ. Ảnh: Chụp màn hình

Tới năm 1996, chị Lệ năm ấy 19 tuổi đã biết xấu hổ, mấy mẹ con mới dừng lại quê mẹ ở Huế, mượn đất nhà dì dựng một túp lều ở tạm. Chị lấy chồng cùng trang lứa, rồi một năm sau, chị cùng chồng bế đứa con đầu lòng, dẫn mẹ và hai em trai là Phong (tức Chó) và Bi vào Bà Rịa - Vũng Tàu tìm nghề mới. Từ lúc đến đây, thiên nhiên con người hiền hòa dễ sống, bà Tâm cũng bớt bệnh nên chị Lệ không đi đâu nữa.

Bức ảnh chụp chị Lệ cùng mẹ và hai người em ở Bà Rịa - Vũng Tàu. Ảnh: Chụp màn hình

Bức ảnh chụp chị Lệ cùng mẹ và hai người em ở Bà Rịa - Vũng Tàu. Ảnh: Chụp màn hình

“Hồi đầu về đây chị làm đông lạnh, nhưng sau đó thất nghiệp phải đi bán vé số, giờ cũng bán được 200 tờ một ngày. Ngày nào cũng đi, mùng 1 Tết cũng đi, không nghỉ ngày nào trừ khi là đau ốm.

Có hôm ế phải chạy dữ lắm, 4-5 giờ chiều vẫn còn. Qua giờ rồi họ không mua nữa thì mình phải ôm lại, mà một ngày mình lời có 20 tờ thôi, không có lời mà còn lỗ. Nhỡ có khi trúng thì mình làm đại gia luôn!

Mà hầu như đó giờ chị bán thì bà con cô bác cũng thương lắm, chưa có khi nào phải ôm hết”, chị Lệ vui vẻ nói.

Chị Lệ thừa hưởng giọng hát hay của cha mẹ, cái mà chị nói giống như "cha truyền con nối". Ảnh: Chụp màn hình

Anh Bi, đứa em trai cùng mẹ khác cha của chị Lệ, giờ làm ngành may ở TP. HCM, thỉnh thoảng mới về, con nhỏ của anh thì được hai vợ chồng chị Lệ chăm sóc. Chính người anh tên Phong đã đưa em Bi lên thành phố rồi dạy nghề cho em. Bất hạnh thay, chỉ vài năm sau, anh Phong đã mất do tai nạn giao thông vào năm 2006. Tới năm 2018, mẹ ruột của chị Lệ, bà Tâm (hay còn được gọi là bà Cam), do bệnh hen suyễn rồi sau này tai biến, cũng qua đời, thọ 66 tuổi.

Anh Bi, em cùng mẹ khác cha của chị Lệ. Ảnh: Chụp màn hình

Anh Bi, em cùng mẹ khác cha của chị Lệ. Ảnh: Chụp màn hình

“Hồi xưa chị cũng bảo mẹ là đi tìm các em, nhưng mẹ bảo mẹ không có tiền, chỉ nhờ chị thôi. Giờ may mà chị có cái nhà này để có gì các em có chỗ đi về, che mưa che nắng.

Dù sao cũng là một lòng mẹ, máu mủ ruột già, ngồi ăn cơm cứ nghĩ không biết em mình đang ở nơi đâu. Chồng chị cứ nói là ‘biết ở đâu mà tìm, mà tìm được nó có nhìn em không? Nó thấy em khổ, em bán vé số như này nó có chịu nhận em không?’ Nhưng mà chị cứ tìm, tìm được thì biết là em mình vẫn còn sống, còn khỏe, còn nó không chịu nhìn mình thì thôi.

Mẹ chị đi rồi nhưng lúc nào tâm nguyện của chị cũng là: Mẹ ơi! con sẽ tìm các em cho mẹ!”, chị Lệ chia sẻ về tâm nguyện cả đời của mình.

Chị Lệ lúc nào cũng tâm nguyện:

Chị Lệ lúc nào cũng tâm nguyện: "Mẹ ơi, con sẽ tìm các em cho mẹ". Ảnh: Chụp màn hình

Khi được chương trình nói lại rằng, hai người em mà chị đang tìm kiếm vô cùng muốn gặp chị, chị Lệ đã ngay lập tức xúc động bật khóc trong mừng rỡ.

Ngồi ở bờ biển nơi chị đang sinh sống, chị hét ra biển như để gửi niềm vui sướng ấy tới người mẹ đã khuất: “Mẹ ơi, con đã tìm được các em rồi, mẹ yên lòng nhé!”

Chuyện éo le của người em gái được gửi nuôi ở nhà bác ruột

Chị Lệ trong thời gian bắt đầu đi tìm em từ năm 2015 tới giờ, đã rất nhiều lần quay lại nơi mà em Lộc từng sống (người em gái được gửi đi nuôi ở Thái Bình) để tìm lại em. Chị còn để lại số điện thoại và mỗi năm đều gọi về xem em gái có quay lại không, nhưng trong suốt thời gian ấy vẫn không thấy hồi âm.

Chắc là do duyên chưa tới, khi mà người em gái tên Lộc ấy cũng đã về lại nơi mình từng sinh sống suốt những ngày thơ bé, hỏi thăm hàng xóm và biết được rằng dường như cũng có ai đó tìm kiếm mình. Thế nhưng khi ấy, hàng xóm lại nói rằng không có số liên lạc nào được gửi lại.

Chị Lệ xem video phóng sự được Như chưa hề có cuộc chia ly quay lại, vẫn còn nhận ra rất rõ ngôi nhà và người hàng xóm khi ấy chị đã từng hỏi thăm và để lại số điện thoại để tìm em. Ảnh: Chụp màn hình

Chị Lệ xem video phóng sự được Như chưa hề có cuộc chia ly quay lại, vẫn còn nhận ra rất rõ ngôi nhà và người hàng xóm khi ấy chị đã từng hỏi thăm và để lại số điện thoại để tìm em. Ảnh: Chụp màn hình

Chị Phạm Thị Lộc đã ở cùng gia đình người bác ruột tên Quý, làm gánh xiếc ở phường Bồ Xuyên, TP Thái Bình từ khi mới thôi nôi cho tới 14-15 tuổi lúc bỏ nhà đi.

Gia đình ông Thắng - bà Cúc hàng xóm ở đây từ những năm 60. Sau chiến tranh phá hoại, thì thấy có hai cụ hát xẩm đưa con về đây. Con gái lớn là bà Quý, lấy chồng - ông Hải - lập nên gánh xiếc, còn con trai tên Sơn (cha dượng chị Lệ) thì lang bạt.

Ông Thắng kể lại: “Sơn sau này hát cải lương, lấy vợ người Huế đấy nhưng đi lang bạt nên con cái cũng phải đi theo đó. Còn Quý có cái đoàn xiếc, mấy đứa nhỏ nhỏ này phải tập hết. Nhưng mà ông kia dạy chúng nó ác lắm, đánh lên bờ xuống ruộng, không được thò mặt ra ngoài đâu”.

Chị Lộc hầu như không biết mặt bố Sơn, cũng chưa từng được nghe kể về bố mẹ như thế này. Chị vẫn quen gọi nghề của bố và bác là “đi nghệ thuật”. Nhờ chuyến đi cùng chương trình, chị mới được gặp những người họ hàng của mình, mới biết ông bà nội từng là những nghệ nhân hát xẩm, được nhà nước cấp nhà, nhưng thói quen nay đây mai đó đã khiến gia đình ấy tan rã, suy vong.

Chị Lộc bị bác đánh thường xuyên, chịu không nổi nên năm 14 tuổi chị đã bỏ trốn khỏi nhà, trong người không có một đồng bạc. Ảnh: Chụp màn hìnhChị Lộc bị bác đánh thường xuyên, chịu không nổi nên năm 14 tuổi chị đã bỏ trốn khỏi nhà, trong người không có một đồng bạc. Ảnh: Chụp màn hình

Đến đời Lộc, sống không cha không mẹ, từ 2-3 tuổi, chị đã đi diễn trong gánh xiếc Hải Vân, cùng với 2 người con nuôi của bác và em Hậu, là con của bố Sơn cùng người vợ cũ. Tới năm 14 tuổi, vào khoảng năm 1999, Lộc bỏ trốn ra khỏi nhà bác, không một đồng xu trong túi.

“Thương mình thì có bác gái, còn bác trai sống nghiêm khắc lắm. Lúc chị trốn thì em Hậu với một chị nữa bị bắt lại, còn chị chạy lên phà qua sông theo người ta nên bác không bắt được. Bỏ đi mấy lần, mãi tới lần đó mới thoát”, chị Lệ kể lại.

Một cô bé 14 tuổi, chưa từng được mẹ và bố nâng niu hướng dẫn, chưa từng được hưởng tình thân của anh chị em, chưa từng học cách sống bên ngoài cánh cổng nhà khóa chặt, Lộc thoát ra rồi, cũng chỉ còn cách “đi nghệ thuật” để kiếm cái ăn, chỗ ở.

Chị đi diễn cùng các đoàn xiếc của Hải Dương đi khắp đất nước, xuống tận mũi Cà Mau. Về Huế cũng thấp thỏm, chị từng nghe ai kể dường như đó là quê mẹ, nhưng biết gì nữa đâu mà tìm.

“Chị không trách mẹ hay bác, chỉ nghĩ chắc đây là số của mình. Chị cũng có con nên chị nghĩ là phải có lý do nào đó chứ chẳng có người mẹ nào muốn xa con mình cả. Cái số mình lận đận thế rồi, biết làm thế nào…”, chị Lộc xúc động chia sẻ.

Tấm ảnh mẹ gửi cho chị Lộc nhưng lại không đến được tay chị do bị bác giấu đi, sau này chuyển nhà thì thất lạc nhưng thật may mắn là chị Lệ vẫn còn giữ gìn. Ảnh: Chụp màn hìnhTấm ảnh mẹ gửi cho chị Lộc nhưng lại không đến được tay chị do bị bác giấu đi, sau này chuyển nhà thì thất lạc nhưng thật may mắn là chị Lệ vẫn còn giữ gìn. Ảnh: Chụp màn hình

Chị Lộc vẫn còn nhớ chuyện hồi nhỏ mẹ cùng chị gái có từng ra thăm mình để đón chị về sau khi ba mất, nhưng bác đều không cho về, sau đó thì không thấy mẹ ra nữa.

Cầm tấm ảnh em hồi nhỏ trên tay, chị Lệ đã không còn giữ được những giọt nước mắt. Khoảnh khắc trùng phùng cùng người em gái cùng mẹ khác cha đã thất lạc nhau từ tận khi em còn bé tí, chị Lệ chỉ biết ôm em mà khóc.

Người em trai ruột với cái tên Bi mà chị Lộc vẫn còn nhớ, cả đời hai chị em gặp nhau được có mấy lần, em trai ôm và lần đầu được gọi tiếng chị với chị, xúc động nói: “Chị, chị khỏe không?”

Khoảnh khắc trùng phùng xúc động của chị Lộc cùng chị Lệ và người em trai ruộtp>Tập số 179 của Như chưa hề có cuộc chia ly được khán giả đánh giá là một trong những số hay nhất, không chỉ bởi những câu chuyện trùng phùng khó tin của thân quyến xa cách hàng thập kỷ, mà còn vì dòng đời đã đẩy đưa họ phải gánh chịu những số phận vô cùng khó khăn. May mắn thay, chị Lệ sẽ chẳng phải chờ lâu hơn để trùng phùng cùng người em trai cuối cùng còn lại thất lạc do bị bắt cóc, mà chị tưởng chừng đã chẳng còn cơ hội nào…

(Còn tiếp…)

 

Có thể bạn quan tâm

Bài đăng phổ biến

NҺỏ vàι gιọt dầu gιó lȇп tỏι: Lợι ícҺ tuүệt vờι, gιảι quүết пgaү vấп ƌḕ пҺà пào cũпg gặp

Lau пҺà cҺo tҺȇm tҺứ пàყ, пҺà sạcҺ Ьoпg пҺư mớι, cả tuầп kҺȏпg Ьám Ьụι

Sau пҺιḕu пăm, BS пҺậп ra ЬệпҺ пҺȃп uпg tҺư luȏп có 6 ƌιểm cҺuпg vào Ьuổι sáпg: Ngẫm lạι quá ƌúпg

Bàι văп tιểu Һọc tả vιệc Ьṓ mẹ làm ở пҺà làm cȏ gιáo mờι pҺụ ҺuүпҺ lȇп gấp

Mướp rất Ьổ, ví пҺư "пҺȃп sȃm пgườι пgҺèo" пҺưпg kỵ vớι 3 tҺứ, пҺιḕu пgườι kҺȏпg Ьιết vẫп пấu cҺuпg

Đổ пước пóпg lȇп quả táo, Һóa cҺấɫ sẽ Һιệп lȇп LỒ LỘ пgaү, toàп tҺuṓc пҺuộm пҺȃп tạo ƌó!

Lau пҺà cҺo tҺȇm tҺứ пàყ vào пước, sàп пҺà sạcҺ Ьoпg пҺư mớι, cả tuầп kҺȏпg lau cũпg kҺȏпg Ьám Ьụι

'Trí kҺȏп' của một tιệm pҺở ở sȃп Ьaү Tȃп Sơп NҺất: Hãι quá, tạm Ьιệt luȏп

"Hιệп tượпg ʟạ" ở Ьuổι Һọp ʟớp: Có 4 kιểu пgườι ʟuȏп ƌồпg ý tҺam gιa пҺưпg cũпg có 3 kιểu пgườι kҺȏпg Ьao gιờ ƌếп

Những điều thường kiêng kỵ trong lễ Rằm tháng 7