Bão cấp 4 Heleпe ƌổ Ьộ vào Florιda, Mỹ mạпҺ lȇп пҺaпҺ cҺóпg là do пguүȇп пҺȃп пàү

 

Với sức gió tối đa lên tới 250 km/h thuộc cấp 4, cơn bão Helene được so sánh có cấp độ khốc liệt và nguy hiểm như bão Yagi.

Chỉ trong vòng 2 tuần liên tiếp, nước Mỹ lại tiếp tục đối đầu với cơn bão mới được mệnh danh là cơn bão có tiến độ hình thành nhanh nhất trong lịch sử. Tổng thời gian hình thành và mạnh lên cấp 4 của bão Helene chỉ diễn ra trong vài ngày.

Bão Helene tàn phá những khu vực nào?

Cơn bão Helene cấp độ 4 mạnh đang tiến thẳng vào bang Florida, Mỹ với sức gió liên tục lên tới 251 km/h. Theo dự báo, bão Helene sẽ đổ bộ vào quận Wakulla, vùng đất hẹp của bang Florida vào tối ngày 26/9 theo giờ địa phương.

 Bão Helene được dự báo là cơn bão thảm khốc gây chết người đang tấn công vào bang Florida, Mỹ. Ảnh: U.S NHC.

Bão Helene được dự báo là cơn bão thảm khốc gây chết người đang tấn công vào bang Florida, Mỹ. Ảnh: U.S NHC.

Sức gió và mức dâng cao của sóng biển trong bão Helene có thể đạt mức thảm khốc và có khả năng gây chết người. Ngoài ra, khu vực chịu ảnh hưởng của gió bão dự kiến kéo dài khoảng 290km về phía Bắc từ vùng cán chảo Florida đến phía Nam bang Georgia. Sóng biển bị gió bão đẩy vào đất liền có thể dâng cao tới 6,1m tại vùng Big Bend của bang.

Ông Jamie Rhome, Phó Giám đốc Trung tâm Bão Quốc gia Mỹ (National Hurricane Center - NHC) cũng đã đưa ra cảnh báo về khả năng quật ngã người đi đường của sức gió trong cơn bão Helene. Phần lớn, 50% các ca thiệt mạng trong bão thường là do lũ quét hoặc dòng nước cuốn trôi. Vì thế, ông Rhome đã cảnh báo người dân ở những khu vực bị ảnh hưởng phải hết sức cẩn trọng.

 Tình trạng ngập lụt đã xảy ra khi bão Helene đổ bộ vào thành phố Treasure Island, bang Florida. Ảnh: Treasure Island.

Tình trạng ngập lụt đã xảy ra khi bão Helene đổ bộ vào thành phố Treasure Island, bang Florida. Ảnh: Treasure Island. 

 Trước đó vào ngày 25/9, bão Helene đã tấn công và gây ra mưa lớn ở thành phố Cancun, Mexico.

Trước đó vào ngày 25/9, bão Helene đã tấn công và gây ra mưa lớn ở thành phố Cancun, Mexico.

Ông Jared Miller - Cảnh sát trưởng Quận Wakulla cho biết, nếu không sơ tán ngay lập tức, người dân ở vùng ven biển hoặc trũng thấp sẽ có có cơ hội sống sót khi bão Helene càn quét qua. Trước tình hình nguy cấp, giới chức bang Florida đã ban hành cảnh báo sơ tán khẩn cấp đối với người dân ở khu vực ven biển dọc theo đường đi của bão Helene, bao gồm các quận Sarasota và Charlotte. Được biết, hơn 40 triệu người dân ở các bang Florida, Georgia và Alabama đã được cảnh báo về mức độ nguy hiểm của cơn bão nhiệt đới khốc liệt này. Hàng chục quận trong các bang bị ảnh hưởng bởi cơn bão cũng đã phát lệnh thông báo đóng cửa trường học, viện dưỡng lão, bệnh viện…

Sau khi đổ bộ vào bang Florida, lượng mưa dự kiến sẽ cao tới 38cm. Lượng mưa lớn sẽ gây ra lũ lụt đáng kể ở đô thị và lũ quét. Cơn bão cấp độ 4 tương đương sức mạnh của cơn bão Yagi gần đây có thể gây ra tình trạng đổ cây và mất điện kéo dài ở bang Florida.

Trước khi đổ bộ vào Floria, bão Helene đã quần thảo trên Vịnh Mexico. Sau khi đổ bộ vào bờ biển Florida, bão Helene sẽ tiếp tục di chuyển nhưng với tốc độ chậm hơn qua Thung lũng Tennessee vào ngày 28 và 29/9.

Bão Helene trở nên khốc liệt như vậy cũng là có lý do

Mùa bão dường như chưa kết thúc ở Bờ Vịnh. Chỉ sau 2 tuần bị cơn bão Francine tấn công, Mỹ tiếp tục bị cơn bão Helene - cơn bão có nguy hiểm hơn quần thảo. Mặc dù thời điểm bão Helene hình thành là lúc đã qua thời kỳ đỉnh điểm của mùa bão Đại Tây Dương, nhưng vẫn là thời điểm nước biển nóng do tích nhiệt sau nhiều tháng hè, đặc biệt là trong một năm nóng kỷ lục như năm 2024 này.

 Nước đại dương ấm lên chính là nguyên nhân tiếp sức cho bão Helene. Ảnh minh họa.

Nước đại dương ấm lên chính là nguyên nhân tiếp sức cho bão Helene. Ảnh minh họa.

Nhiệt độ nước biển tăng cao chính là điều kiện lý tưởng làm cho bão mạnh lên. Khi nước trên bề mặt đại dương ấm lên, cơn bão sẽ hút năng lượng nhiệt từ nước và tạo ra độ ẩm trong không khí. Năng lượng nhiệt này chính là nhiên liệu tiếp sức cho cơn bão. Nếu có thêm điều kiện gió phù hợp, cơn bão sẽ trở thành bão cuồng phong.

Lý giải về điều này, nhà khoa học khí quyển Kim Wood tại Đại học Arizona, Mỹ cho biết, tâm bão hiện đang chạy giữa Cuba và Vịnh Mexico. Điều này khiến cho bão Helene có nhiều hơi nước hơn. Hiện tượng đối lưu hơi nước chính là nguồn cung cấp năng lượng dưới dạng nhiệt và độ ẩm cho lõi của bão nhiệt đới. Trong khi đó, những cơn gió xoáy xung quanh tâm bão di chuyển trên đất liền sẽ gặp lực ma sát. Lực này di chuyển năng lượng và động lượng xung quanh và làm tăng mức độ của cơn bão. Khi bão Helene di chuyển vào vịnh, nó được tiếp sức bởi độ ẩm và nhiệt nên sẽ càng gay gắt hơn.

Ngoài ra, biến đổi khí hậu cũng đóng vai trò không nhỏ trong việc làm tăng các mối đe dọa từ bão. Mực nước biển dâng cao đã làm tăng lượng nước dâng. Các cơn bão hiện nay tạo ra tổng lượng mưa cao hơn so với trước đây. Có nhiều bằng chứng cho thấy tỷ lệ bão cường độ cao đã ngày một gia tăng. Vì thế, các cơn bão dự kiến sẽ mạnh lên nhanh chóng do biến đổi khí hậu gây ra.

Theo: Tổng hợp Reteurs, SCIAM

Cát Ân

 

Có thể bạn quan tâm

Bài đăng phổ biến

NҺỏ vàι gιọt dầu gιó lȇп tỏι: Lợι ícҺ tuүệt vờι, gιảι quүết пgaү vấп ƌḕ пҺà пào cũпg gặp

CҺồпg tȏι пóι ьáп пҺà tɾả пợ cҺo пҺà aпҺ – Cȃu cҺuүệп tҺú vị

Lau пҺà cҺo tҺȇm tҺứ пàყ, пҺà sạcҺ Ьoпg пҺư mớι, cả tuầп kҺȏпg Ьám Ьụι

“Ông vua nhạc sến” có 3 đời vợ, ăn chơi vung tiền ngập vũ trường giờ ra sao?

Vì sao пҺà có пgườι mất pҺảι cҺe toàп Ьộ gươпg?

Nếu пgườι Vιệt cứ uṓпg cà pҺȇ пҺư Һιệп tạι, ƌườпg ƌι từ quáп пước ƌếп пgҺĩa ƌịa kҺȏпg còп xa...

Nợ em cả cuộc ᵭờι – Cȃu cҺuүệп ý пgҺĩa sȃu sắc

Bức ảпҺ kҺιếп cҺị em trɑпҺ cãι пảү lửɑ: Yȇu tҺɑ tҺιết пҺưпg Ьιết пҺà Ьạп trɑι пgҺèo tҺì có пȇп tιếρ tục Һɑү kҺȏпg?

TҺươпg cô gáι câm mồ côι пêп tôι ᵭưa vḕ làm vợ, пào пgờ vừa sιпҺ ᵭứa coп ᵭầu lòпg em tҺṓt lêп một câu kҺιḗп tôι rùпg mìпҺ

“Năm cȃү ma” kҺȏпg trồпg ở пҺà là пăm loạι cȃү пào? Ngoàι ƌờι пҺιḕu пgườι ƌã пҺìп tҺấү пҺưпg ít пgườι Ьιết