Kỹ sư xȃү dựпg cҺιa sẻ: “TҺà cҺịu tҺιệt ƌất cҺứ kҺȏпg làm WC dướι gầm cầu tҺaпg”

 

Nhiều ngôi nhà phố bố trí khu vệ sinh dưới cầu thang để tiết kiệm không gian sinh hoạt, tuy nhiên cách này có nhiều nhược điểm. 

Kỹ sư xây dựng Ledung chia sẻ quan điểm và giải pháp của anh trên Facebook cá nhân:

Cách đây 24 năm, khi tôi ra Hà Nội học, đến nhà người quen chơi, lần đầu tiên, tôi thấy nhiều nhà bố trí

 WC dưới cầu thang đi kèm quạt hút mùi của Trung Quốc. Bật công tắc điện sáng, cái quạt chạy vù vù như cánh quạt trực thăng. Tuy nhiên, luồng khí hôi bị quạt thổi tán loạn ám cả nhà và một phần vào hộp kỹ thuật.


Ảnh minh họa: Bathroom Trend.

Năm này qua tháng khác, cách bố trí nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang hoặc trong một góc thiếu khí trong nhà nở rộ như “nấm mọc sau mưa”. Nó trở thành trào lưu, thói quen xây dựng. Thậm chí, một vài kiến trúc sư cũng áp dụng giải pháp này như một lựa chọn tất yếu.

Tuy nhiên, thay vì mùi hôi chỉ trong phạm vi vài mét vuông và thoát rất nhanh, toàn bộ căn nhà sẽ thành nơi chứa uế khí. Mọi người thường hay lý luận rằng, như thế sẽ tiết kiệm được vài mét vuông dành cho sinh hoạt. Nhưng một thiết kế khoa học sẽ giúp tiết kiệm không gian hơn thay cho quan điểm mặc định WC trong nhà nhỏ phải dưới gầm cầu thang.

  

Nếu khu đất nhà bạn có diện tích càng bé, mùi lại càng đặc trưng. Gió tự nhiên không vào được nên mùi ám vào tường, quần áo, khăn tắm… Vào những hôm trời nồm ở Hà Nội, mùi theo hơi nước bốc lên hôi hám và ám ảnh, gây khó chịu cho các thành viên trong nhà.

Có rất nhiều cách bố trí WC, bạn chỉ cần cho kiến trúc sư biết rõ hai yêu cầu bất di bất dịch của bạn. Một là khu vệ sinh phải có khí tươi để thông thoáng và thoát mùi hôi. Hai là thứ tự ưu tiên các khu chức năng trong sinh hoạt của bạn.

Trong không gian dưới 60 m2, bạn không thể sắp xếp ưu tiên cho mọi phòng mà phòng nào cũng hoàn hảo cả. Do đó, bạn cần phải có nguyên tắc rõ ràng cho từng khu chức năng trong gia đình. Khi đó, phòng chức năng có ưu tiên cao hơn sẽ được sắp xếp cho không gian tốt hơn. Các phòng khác sẽ bị hạn chế một số mặt tiện ích nhất định. Giống như khi chỉ có một cái bánh thì con ăn trước bố mẹ hay đi máy bay có sự cố thì bạn phải đeo bình dưỡng khí trước khi đeo cho con.

Mỗi gia đình có những thói quen sinh hoạt, những sở thích riêng, không mấy ai giống ai. Bởi vậy, sẽ là sai lầm khi bạn chưa có ý kiến tư vấn, trao đổi với kiến trúc sư mà bê nguyên một mẫu kiến trúc nào đó bạn thấy vừa mắt về làm cho nhà mình. Bạn không giỏi hơn kiến trúc sư nên cần tôn trọng phương án mà họ đưa ra, sẽ ít có sai sót hơn.

Kiến trúc sư như là bác sĩ đối với bệnh nhân. Họ có thể làm sai một số chỗ, nhưng về bố cục tổng thể, họ luôn tốt hơn bạn. Bạn đừng bao giờ tự mình đi mua thuốc hay mua loại thuốc mà người bị tương tự mình đang uống và đã khỏi.

Cá nhân tôi ưu tiên số một là nhà vệ sinh, nó phải thoát mùi nhanh thì nhà mới sạch, mới thơm. Sau đó, tôi tính đến phòng ngủ, tiếp đó là đến bếp. Phòng khách xếp cuối cùng trong thứ tự ưu tiên bởi tôi làm nhà cho gia đình ở chứ không làm cho khách. Bạn không được bố trí khu vệ sinh ở nơi thiếu khí tươi lưu thông và làm nhà vệ sinh chỉ cho khách vãng lai.

Nguyên lý sinh hoạt của nhà ở gia đình khác quán trọ. Nhà hàng, khách sạn ưu tiên khách vãng lai, còn nhà cá nhân ưu tiên cho tiện nghi và sự thông thoáng của gia chủ trong sinh hoạt. Do đó, chúng ta phải xác định làm nhà cho mình ở, không phải cho khách. Tuyệt đối không vì khách mà bạn phải phá vỡ toàn bộ cấu trúc nhà ở của chính gia đình mình.

Nhà tôi có 56 m2 (4,7x12m), tôi để 2 m2 cho hàng xóm làm rộng lối đi. Bù lại, anh ấy cho tôi mở cửa sổ nhà vệ sinh sang lối đi đó. Vài m2 có thể nhiều tiền nhưng bạn có được tình cảm láng giềng và mở cửa sổ theo nhu cầu của bạn.

Ở phần diện tích còn lại, tôi để ra 16 m2 để làm giếng trời chạy dọc nhà (1,3x12m),

 cầu thang, diện tích ở chỉ còn 38 m2. Mọi phòng ngủ, nhà vệ sinh ngoài khả năng lưu thông không khí còn mở toàn bộ cửa kính nhìn ra vườn trong nhà.

 

 

Có thể bạn quan tâm

Bài đăng phổ biến

NҺỏ vàι gιọt dầu gιó lȇп tỏι: Lợι ícҺ tuүệt vờι, gιảι quүết пgaү vấп ƌḕ пҺà пào cũпg gặp

CҺồпg tȏι пóι ьáп пҺà tɾả пợ cҺo пҺà aпҺ – Cȃu cҺuүệп tҺú vị

Lau пҺà cҺo tҺȇm tҺứ пàყ, пҺà sạcҺ Ьoпg пҺư mớι, cả tuầп kҺȏпg Ьám Ьụι

“Ông vua nhạc sến” có 3 đời vợ, ăn chơi vung tiền ngập vũ trường giờ ra sao?

Vì sao пҺà có пgườι mất pҺảι cҺe toàп Ьộ gươпg?

Nếu пgườι Vιệt cứ uṓпg cà pҺȇ пҺư Һιệп tạι, ƌườпg ƌι từ quáп пước ƌếп пgҺĩa ƌịa kҺȏпg còп xa...

Nợ em cả cuộc ᵭờι – Cȃu cҺuүệп ý пgҺĩa sȃu sắc

Bức ảпҺ kҺιếп cҺị em trɑпҺ cãι пảү lửɑ: Yȇu tҺɑ tҺιết пҺưпg Ьιết пҺà Ьạп trɑι пgҺèo tҺì có пȇп tιếρ tục Һɑү kҺȏпg?

TҺươпg cô gáι câm mồ côι пêп tôι ᵭưa vḕ làm vợ, пào пgờ vừa sιпҺ ᵭứa coп ᵭầu lòпg em tҺṓt lêп một câu kҺιḗп tôι rùпg mìпҺ

“Năm cȃү ma” kҺȏпg trồпg ở пҺà là пăm loạι cȃү пào? Ngoàι ƌờι пҺιḕu пgườι ƌã пҺìп tҺấү пҺưпg ít пgườι Ьιết